1. Đặc điểm tình hình chung: - Dân số Thành phố Hà Nội hiện nay xấp xỉ 7 triệu người với diện tích trên 3.300 km2 so với trước khi mở rộng là trên 3 triệu người và 1.000 km2.
- Thành phố Hà Nội tập trung rất nhiều thành phần dân cư tạm trú khác như: lao động ngoại tỉnh tạm trú, học sinh, sinh viên...có nhu cầu khám,chữa bệnh tại Bệnh viện.
- Bệnh viện Phổi Hà Nội hiện nay có 21 khoa, phòng trong đó:
+ 09 khoa Lâm sàng và 06 khoa Cận lâm sàng thực hiện công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân: Hen phế quản, COPD, các bệnh phổi nhiễm trùng khác (viêm phổi, viêm phế quản, apxe phổi...), người bệnh lao phổi mới, táiphát, thất bại, kháng thuốc, Lao/HIV, lao phổi âm tính, Lao ngoài phổi.
+ 06 phòng chức năng.
Phục vụ công tác khám chữa bệnh lao và bệnh phổi cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận.
- Hàng năm Bệnh viện Phổi Hà Nội khám trên 27.000lượt người bệnh, thu nhận vào điều trị nội trú trên 5.000 người bệnh, trong đó trên 60% người bệnh bị mắc các bệnh phổi không phải do lao. Điều trị ngoại trú 900 người bệnh.
- Xu hướng các bệnh phổi ngoài lao ngày càng tăng đặc biệt là các bệnh phổi tắc nghẽn như: COPD, Hen phế quản ở ngườilớn và trẻ em, tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân, Ung thư phổi, màng phổi…
- Địa bàn hoạt động rộng đối với màng lưới chuyên khoa từ Thành phố đến các Quận, huyện và xã, phường: Hiện nay có 30 phòng khám lao các Quận, huyện và 584 xã, phường so với trước khi mở rộng là 14 quận, huyện và 232 xã, phường.
- Toàn Thành phố phát hiện, thu nhận và quản lý điều trị hàng năm gần 5.000 người bệnh lao các thể so với trước khi mở rộng là 2.500 người bệnh lao các thể. Ngoài ra, có gần 200 người bệnh lao kháng đa thuốc được phát hiện, quản lý điều trị.
2. Quá trình xây dựng và phát triển của Bệnh viện:
2.1. Trước năm 1995:
- Tên gọi: Trạm chống Lao Hà Nội
- Địa điểm làm việc: tại 106 - Tô Hiến Thành
- Chức năng, nhiệm vụ: Khám phát hiện và điều trị bệnh lao ngoại trú, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn Thành phố.
- Không có giường bệnh điều trị nội trú.
- Nhân lực: tổng số 40 cán bộ nhân viên
Cán bộ viên chức Trạm Chống Lao Hà Nội
2.2. Từ 1995 - 2000:
Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tiến trình phát triển của Bệnh viện cũng như nhu cầu của nhân dân và người bệnh, Bệnh viện từ một trạm Chống lao không có giường bệnh ở 106 - Tô Hiến Thành, đến năm 1995 theo Quyết định số 319/QĐ-UB ngày 20/2/1995 của UBND Thành phố Hà Nội Trung tâm Chống lao Hà Nội được thành lập hoạt độngdưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội, với nhiệm vụ phòng, chống bệnh lao cho nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Tên gọi: Trung tâm chống lao thành phố Hà Nội.
- Địa điểm làm việc: Trên cơ sở hạ tầng là khoa Lây cũ của Bệnh viện Thanh Nhàn (số 44 - đường Thanh Nhàn hiện nay).
- Chức năng, nhiệm vụ: Khám phát hiện, quản lý điềutrị người bệnh lao, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quy định của Chương trình chống lao Quốc gia.
- Giường bệnh nội trú: 50 giường.
- Năm 1996 được Thành phố đầu tư xây dựng thêm khu nhà 3 tầng.
- Nhân lực: tổng số có trên 70 cán bộ nhân viên.
Giám đốc Sở Y tế thăm và làm việc với Trung tâm Chống Lao Hà Nội
2.3. Từ 2000 - 2009:
- Ngày 03/7/2000 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 65/2000/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở Trung tâm chống lao Hà Nội, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Hà Nội.
- Tên gọi: Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội
- Địa điểm làm việc: Số 44 - Đường Thanh Nhàn - Quận Hai Bà Trưng.
- Chức năng, nhiệm vụ: Khám phát hiện, quản lý điều trị người bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Chương trình chống lao Quốc gia.
- Giường bệnh nội trú: 100 giường bệnh (từ năm 2000 - 2004) và 110 giường bệnh (từ năm 2005 đến năm 2009).
- Năm 2004 được Thành phố đầu tư xây dựng thêm khu nhà 4 tầng dành cho Khoa khám bệnh, Khoa chẩn đoán hình ảnh vàKhoa xét nghiệm.
- Tổ chức bệnh viện: 12 khoa, phòng.
- Nhân lực: tổng số trên 120 cán bộ nhân viên.
Ban Giám đốc bệnh viện và lãnh đạo các khoa phòng
2.4. Từ năm 2010 đến nay:
- Ngày 24/6/2010 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 3111/QĐ - UBND về việc đổi tên Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội thành Bệnh viện Phổi Hà Nội.
- Tên gọi: Bệnh viện Phổi Hà nội.
- Địa điểm làm việc: Số 44 - Đường Thanh Nhàn - Quậ n Hai Bà Trưng.
- Chức năng, nhiệm vụ: Khám phát hiện, quản lý điềutrị người bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Chương trình chống lao Quốc gia.
- Giường bệnh kế hoạch: Tăng từ 160 lên 250 giường bệnh.
- Tổ chức bệnh viện: 21 khoa, phòng.
- Nhân lực: Tăng từ 185 lên 250 cán bộ viên chức.
- Cơ sở hạ tầng: Được Thành phố đầu tư khu nhà điều trị nội trú 9 tầng với diện tích sử dụng 20.000 m2, đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả với công suất sử dụng là trên 300 giường bệnh, trình độ cán bộ viên chức và các trang thiết bị y tế chuyên khoa, hiện đại cũng đượcđầu tư dần từng bước để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là từ khi địa giới thành phố Hà nội được mở rộng.
Lễ công bố Quyết định đổi tên và thành lập Bệnh viện Phổi Hà Nội
3. Hoạt động chuyên môn của bệnh viện qua các năm:
3.1. Công tác khám, chữa bệnh:
- Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính trị của Bệnh viện, cùng với sự phát triển của xã hội nói chung, cơ cấu bệnh tật có những xu hướng mới: Xu hướng các bệnh phổi, màng phổi ngày càng tăng đặc biệt là các bệnh phỏi tắc nghẽn như: COPD, Hen phế quản ở người lớn và trẻ em, tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân, Ung thư phổi, màng phổi… Xu hướng vào viện cấp cứu tăng qua các năm với các biểu hiện cấp cứu của các bệnh phổi như: Suy hô hấp, khó thở, ho ra máu, trànkhí màng phổi...
- Thống kê tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện từ năm 2001 - 2014 cho thấy tỷ lệ người bệnh vào viện điều trị, tỷ lệ người bệnh vào cấp cứu ngày càng tăng, đặc biệt là các bệnh phổi chiếm tỷ lệ ≥ 50% trong tổng số bệnh nhân thu nhận điều trị.
Biểu đồ khám chữa bệnh
- Đảm bảo công tác thường trực cấp cứu, công tác khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo đúng quy định của Nhà nước, quy chế bệnh viện và các quy định của ngành.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về y đức, tâm lý tiếp xúc với người bệnh, gia đình người bệnh cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc ứng xử trong cán bộ y tế, thực hiện nếp sống văn minh công sở.
- Thực hiện các kỹ thuật mũi nhọn đầu ngành tại bệnh viện như: Thăm dò chức năng hô hấp, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ lao trên hệ thống MGIT/BACTEC 960, kỹ thuật Quantiferon, nội soi phếquản, sinh thiết phổi bằng kim nhỏ, phẫu thuật nội soi lồng ngực, mổ cắt thùy phổi, thở máy…
Khám và hội chẩn tại giường cho người bệnh
Hội chẩn ca bệnh với các chuyên gia Hiệp hội bài lao Quốc tế
Đặt dẫn lưu màng phổi cho người bệnh tràn khí màng phổi
Chăm sóc bệnh nhân tại khu điều trị nội trú
Tư vấn cho bệnh nhân về phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cấp cứu người bệnh tại chỗ
Hồi sức tích cực cho người bệnh tại khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực
Phẫu thuật bóc vỏ màng phổi trong dày dính màng phổi
Gây mê phẫu thuật lồng ngực
Cấp cứu tại giường người bệnh đợt cấp của bệnh phổitắc nghẽn
Thực hiện xét nghiệm nuôi cấy MGIT/BACTEC
Xét nghiệm Quantifferon cho người bệnh
Nội soi màng phổi chẩn đoán và điều trị
Sinh thiết xuyên thành phế quản trong nội soi phế quản dưới hướng dẫn của màn tăng sáng
Giao ban chuyên môn và hội chẩn ca bệnh nặng
3.2. Công tác đào tạo cán bộ:
- Bệnh viện thường xuyên đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ màng lưới tuyến dưới như: đào tạo kỹ thuật viên xétnghiệm, đào tạo cán bộ quản lý Chương trình…
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ chuyên ngành lao và bệnh phổi từ đại học đến sau đại học.
Tập huấn chuyên ngành lao cho tuyến xã, phường
Tập huấn điều trị cho bệnh nhân Lao/HIV
Bảo vệ luận văn tiến sỹ y học
Lễ trao bằng Bác sỹ Chuyên khoa II
Tập huấn an toàn phòng xét nghiệm
3.3. Công tác nghiên cứu khoa học:
- Hàng năm đều có các đề tài cấp cơ sở được nghiệmthu, trung bình 3 - 5 đề tài cấp cơ sở/năm.
- Bệnh viện còn chủ trì và tham gia một số đề tài nghiên cứu cấp Thành phố, cấp bộ và cấp Nhà nước.
Hội nghị khoa học cấp cơ sở
Tham gia thành lập Hội hô hấp Việt Nam
Bảo vệ đề cương nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố
3.4. Công tác chỉ đạo tuyến:
- Chỉ đạo thực hiện Chương trình chống lao trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao, tỷ lệ bỏ trị thấp hơn quy định, tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn quy định của Chương trình chống lao (tỷ lệ khỏi đạt hàng năm> 90% so với quy định là > 85%).
- Thực hiện xét nghiệm phát hiện và kiểm soát từ tuyến quận, huyện, thực hiện kiểm định lô tiêu bản theo đúng hướng dẫn của Chương trình chống lao Quốc gia.
- Thuốc chống lao được cung cấp đầy đủ và miễn phíđến từng người bệnh lao thông qua mạng lưới Chương trình tại tuyến xã, phường.
Cán bộ chương trình trên đường thăm bệnh nhân tại nhà
Thực hiện DOTS tại trạm y tế xã
GS Nguyễn Việt Cồ thăm bệnh nhân tại trạm y tế xã
Người nghi lao đang chờ khám tại phòng khám lao quận Đống Đa
Hướng dẫn thực hiện DOTS cho tuyến xã
Tập huấn chương trình chống lao cho Hội phụ nữ Thành phố
Tập huấn chương trình chống lao cho khối hành nghề y tư nhân
3.5. Công tác phòng bệnh:
- Thường xuyên tuyên truyền cho cộng đồng và người dân các kiến thức về bệnh lao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền hình, báo giấy, hệ thống đài phát thanh và truyền thanh của từng khu vực Quận, huyện…
- Đảm bảo công tác chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện, tuyên truyền cho người bệnh và gia đình người bệnh những kiến thức cơ bản về bệnh lao cũng như các bệnh phổi như: Hen phế quản, COPD…
- Phân loại bệnh nhân và có hướng sử lý thích hợp để phòng lây nhiễm chéo trong cộng đồng và nhân viên y tế.
Truyền thông hưởng ứng ngày Thế giới chống lao ngày24/3
Mit tinh hưởng ứng ngày Thế giới chông lao
Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng dụng cụ hít trong bệnh Hen phế quản
Truyền thông về bệnh lao cho giáo viên tiểu học quận Hai Bà Trưng
3.6. Công tác hợp tác Quốc tế:
- Bệnh viện phối hợp với các tổ chức, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế trong quá trình khám chữa bệnh, như: Phối hợp với Trung tâm Quốc gia về y tế và sức khoẻ toàn cầu Nhật Bản nghiên cứu về Quantiferon, phối hợp với trường Đại học California - Hoa Kỳ về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, với Uỷ ban y tế Hà Lan - Việt Nam để nâng cấp phòng xétnghiệm thành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp độ 2 theo tiêu chuẩ n Quốc tế…
Chuyên gia Quốc tế làm việc với Phòng khám lao Quận Hoàng Mai
Trao tặng trang thiết bị của dự án cho các phòng khám lao
Trao tặng kỷ niệm chương ‘Vì sự nghiệp xây dựng thủ đô Hà Nội ‘ cho TS. KEICHO tại UBND Thành phố
Trung tâm y tế Quốc tê Nhật Bản hợp tác nghiên cứu bệnh lao với bệnh viện và các quận huyện
Hội chẩn tại giường bệnh với chuyên gia nước ngoài
3.7. Công tác quản lý kinh tế trong Bệnh viện:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nướcvề thu chi trong lĩnh vực tài chính.
- Từng bước tổ chức việc thực hiện thu, chi theo nghị định 43/CP của chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu.
- Đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức trong bệnhviện.
3.8. Các hoạt động đoàn thể và các phòng trào thi đua:
Sơ kết công tác Đảng và trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng
Liên hoan văn nghệ quần chúng
Hội thi điều dưỡng giỏi cấp cơ sở
Tham gia Hội thi điều dưỡng giỏi cấp ngành
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://phoihanoi.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc