Các phương pháp tập thở cho người mắc bệnh hen phế quản

Đăng lúc: Thứ tư - 28/08/2024 09:35 - Người đăng bài viết: Nguyễn Công Mạnh
Các phương pháp tập thở cho người mắc bệnh hen phế quản

Các phương pháp tập thở cho người mắc bệnh hen phế quản

Đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, bên cạnh việc sử dụng thuốc, tập các bài hít thở là phương pháp giúp gia tăng hiệu quả điều trị.
Việc hít thở đúng cách có thể giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các triệu chứng cho người mắc bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản.
Dưới đây là 4 phương pháp hít thở phù hợp để thực hành tại nhà:
1. Phương pháp thở chúm môi:
Khi thực hành phương pháp thở này, bệnh nhân nằm hoặc ngồi trong tư thế thoải mái, chúm môi lại, rồi từ từ hít vào qua mũi. Sau đó thở thật chậm qua miệng, đôi môi chúm lại, giống như khi thổi sáo.
Cách hít thở chúm môi có thể giúp nhịp thở chậm lại, giữ đường thở mở lâu hơn, đẩy oxy sâu vào cơ thể khi hít và đẩy hết khí ra ngoài khi thở.



2. Phương pháp thở cơ hoành (thở bụng):

Khi thực hiện phương pháp thở cơ hoành, bệnh nhân cần ngồi hoặc nằm trên mặt phẳng, trong tư thế thoải mái. Sau đó đặt 1 bàn tay lên ngực và tay còn lại lên bụng, hít thở chậm và đều bằng mũi, sao cho bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.
Sau đó hóp bụng lại, thở ra chậm qua miệng, thời gian gấp đôi thời gian hít vào. Lặp lại quy trình này 5 – 10 lần mỗi buổi, mỗi lần 5 – 10 lượt, khoảng cách mỗi lượt nghỉ 2 – 3 phút.
Qua đó, bệnh nhân sẽ rèn luyện được khả năng hít thở từ vùng cơ hoành, tăng cường sức bền của cơ hoành và các cơ bụng, giúp cơ thể mạnh mẽ hơn, hơi thở ổn định hơn.
3. Phương pháp thở Buteyko (thở chậm, sâu)
Khi bắt đầu luyện tập, bệnh nhân ngồi trên sàn hoặc ghế, giữ thẳng lưng, thả lỏng các cơ hô hấp. Bắt đầu với việc thở bình thường trong vài phút. Sau đó thở ra một cách thoải mái nhất, rồi dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bịt mũi lại, giữ càng lâu càng tốt, cho đến khi cảm thấy muốn hít vào.
Cuối cùng bỏ tay và hít thở như bình thường trong ít nhất 10 giây. Sau khi đã quen với bài tập, có thể tăng thời gian giữ hơi thở lâu hơn.
Bác sĩ Konstantin Buteyko người Ukraina đã sáng tạo và phát triển phương pháp thở Buteyko vào năm 1950. Mục đích của phương pháp này để kiểm soát sự chậm và sâu trong hơi thở, điều hòa nhịp thở, làm dịu hệ hô hấp. Qua đó giúp giảm các triệu chứng bệnh, giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh, hạn chế nguy cơ khởi phát các cơn hen cấp tính và cải thiện tình trạng mất ngủ.
4. Phương pháp thở Papworth
Thực hiện phương pháp thở Papworth, bệnh nhân ngồi ở tư thế khoanh chân, lưng giữ thẳng. Từ từ hít vào nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra chầm chậm theo nhịp đếm 1 – 2 – 3 – 4.
Bài tập đơn giản này được coi là một trong những phương pháp hít thở hiệu quả cho người mắc hen suyễn nặng, xuất hiện từ những năm 1960. Với sự kết hợp nhẹ nhàng giữa kỹ thuật thư giãn và điều hòa nhịp thở, làm chậm và đều nhịp thở từ cơ hoành qua mũi, bài tập giúp bệnh nhân giữ được hơi thở ổn định, kiểm soát căng thẳng, lo âu.

Những lưu ý khi tập thở tại nhà


Đầu tiên, bệnh nhân cần nhớ rằng trước khi thực hiện bất kỳ bài tập hay phương pháp nào, hãy tham khảo ý kiến và chỉ dẫn từ bác sĩ.
Thứ hai, luôn mang theo ống hít để cắt cơn hen.
Thứ 3, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, yếu tố môi trường, có thể lựa chọn luyện tập trong nhà hoặc ngoài trời.
Thứ 4, trong quá trình tập, nếu cảm thấy các triệu chứng nặng hơn, hãy ngưng ngaylập tức.
Thứ 5, đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật.
Cuối cùng, dù tập luyện đều đặn và thường xuyên, bệnh nhân vẫn cần duy trì việc khám bệnh kiểm tra định kỳ, để bác sĩ đánh giá tình trạng và điều chỉnh kịp thời.



Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 461
  • Khách viếng thăm: 460
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 130853
  • Tháng hiện tại: 1630048
  • Tổng lượt truy cập: 78329211