PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC XỊT, HÍT TRONG BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đăng lúc: Thứ tư - 07/05/2025 08:54 - Người đăng bài viết: Nguyễn Công Mạnh
PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC XỊT, HÍT TRONG BỆNH HEN PHẾ QUẢN

PHÂN LOẠI VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC XỊT, HÍT TRONG BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Việc sử dụng đúng các loại thuốc xịt và hít trong điều trị hen phế quản là rất quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm triệu chứng và ngăn ngừa cơn hen cấp. Dưới đây là tổng quan cách dùng các loại thuốc này:
 
  1. Phân loại thuốc xịt/hít trong hen phế quản:
A.            Thuốc cắt cơn (tác dụng nhanh)
• Tên thường gặp: Salbutamol (Ventolin), Terbutaline (Bricanyl) …
• Công dụng: Giãn phế quản nhanh chóng, dùng khi xuất hiện các triệu chứng của đợt cấp (khó thở, thở khò khè). Dùng trước khi bước vào các khu vực nghi ngờ có các tác nhân gây dị ứng, kích thích hoặc bất ngờ tiếp xúc với các tác nhân hen xuyễn.
• Dạng dùng: Xịt định liều (MDI), hít bột khô (DPI).
• Cách dùng: Dùng khi có triệu chứng, không dùng thường xuyên hằng ngày.

B.            Thuốc dự phòng (tác dụng chậm, lâu dài)
• Tên thường gặp:
       • Corticoid dạng hít: Budesonide (Pulmicort), Fluticasone (Flixotide)…
       • Kết hợp corticoid + giãn phế quản tác dụng dài: Seretide (Fluticasone + Salmeterol), Symbicort (Budesonide + Formoterol)…
• Công dụng: Kiểm soát viêm đường thở, ngăn cơn hen.
• Dạng dùng: Xịt hoặc hít hàng ngày, dù không có triệu chứng.
 
 2. Cách sử dụng đúng thiết bị hít/xịt:
A.            Bình xịt định liều (MDI – Metered Dose Inhaler)
    Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung dịch, chất surfactant, propellant, van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm.
- Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác thuốc với hít vào. Kiểm tra thuốc trong bình còn hay hết bằng cách: cho hộp thuốc vào trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong bình hoàn toàn hết thuốc.
- Kỹ thuật sử dụng MDIs:





B.            Bình hít bột khô (DPI – Dry Powder Inhaler)
    Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này yêu cầu dòng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc sức kháng với lưu lượng thở.
Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, không cần buồng đệm, không cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, không chứa chất đẩy. Nhược điểm là đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc. Chú ý khi sử dụng: giữ bình khô, không thả vào nước, lau ống ngậm và làm khô ngay sau hít, không nuốt viên nang dùng để hít.



C.            Bình hít bột khô Turbuhaler:
    Ống hít có bộ đếm liều hiển thị chính xác lượng thuốc còn lại. Nếu không có bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đỏ ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là còn khoảng 20 liều.



                                                      Hướng dẫn sử dụng Turbuhaler
 
D.            Respimat:
     Respimat là một dụng cụ phân phối thuốc mới với thiết kê đặc biệt giúp tạo ra các hạt mịn dưới dạng phun sương.



                                                     Hướng dẫn sử dụng Respimat
 
E.            Breezhaler:
    Bộ Breezhaler gồm: Một ống hít Breezhaler; Vỉ thuốc chứa viên nang được sử dụng trong ống hít. Không sử dụng viên nang của dụng cụ Breezhaler với bất cứ ống hít nào khác, không sử dụng ống hít Breezhaler với bất cứ thuốc nang nào loại khác. Không nuốt viên nang. Bột chứa trong nang được sử dụng để hít.



                                                       Hướng dẫn sử dụng Breehaler
 
F.            Khí dung:
- Máy khí dung là thiết bị chuyển dung dịch thuốc thành dạng phun để tối ưu hóa sự lắng đọng thuốc ở đường hô hấp dưới. Các thuốc có thể sử dụng dưới dạng khí dung bao gồm corticosteroid, thuốc giãn phế quản, thuốc kháng cholinergic, kháng sinh, thuốc làm loãng đờm. Có 2 dạng máy khí dung là dạng khí nén và siêu âm.
- Ưu điểm: sử dụng cho bệnh nhân yếu hoặc không thể sử dụng thuốc dạng xịt, hít; bệnh nhân không phối hợp động tác nhấn xịt và hít đồng thời, cho phép dùng liều thuốc lớn hơn. Nhược điểm: cồng kềnh, thời gian cài đặt và sử dụng lâu hơn, giá thành cao hơn, có thể cần nguồn khí nén hoặc oxy (với máy phun tia).
- Các dụng cụ bao gồm: bộ nén khí, ống đựng thuốc, ống ngậm hoặc mask và dụng cụ đo liều thuốc.



                                               Máy khí dung và cách sử dụng

- Cách sử dụng:
+ Đặt trên mặt phẳng
+ Lắp các bộ phận của máy và cắm nguồn điện
+ Rửa tay
+ Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối.
+ Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng liều nhỏ trong ống nhựa.
+ Đóng nắp.
+ Gắn phần đầu của ống đựng thuốc với ống ngậm hoặc mask.
+ Gắn phần cuối của ống đựng thuốc với ống nối phần nén khí.
+ Đặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cho mặt nạ áp sát vừa khít (hoặc đưa ống ngậm vào miệng).
+ Bật máy và kiểm tra xem thuốc có được phun ra không.
+ Thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, khoảng 10-20 phút.
+ Trong khi khí dung định kỳ theo dõi đáp ứng của bệnh nhân để kịp thời phát hiện các bất thường.
+ Dừng máy ngay khi không thấy khí phun ra.
- Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy khí dung: ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Do đó khi sử dụng mặt nạ cần lắp vừa khít và sau khí dung nên súc miệng sạch.
- Sau khi dùng: tháo mặt nạ hay ống ngậm, cốc đựng thuốc ra khỏi ống dẫn nhựa. Rửa mặt nạ, ống ngậm, cốc đựng thuốc dưới vòi nước, để khô. Lắp trở lại vào ống dẫn rồi mở công tắc cho máy chạy khoảng 10-20 giây để làm khô phía trong. Bầu khí dung, mặt nạ, ống ngậm, dây nối với máy khí dung là các dụng cụ dùng riêng cho từng bệnh nhân. Không được dùng chung để tránh lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.
 
G.           Ellipta:
    Ellipta là dụng cụ phân phối thuốc dưới dạng bột khô bằng việc hít qua đường miệng.



                                Hướng dẫn sử dụng bình hít bột khô Ellipta



                                  Những lưu ý khi dùng bình hít bột khô Epllipta

 
  3. Một số lưu ý quan trọng:
• Tuân thủ dùng thuốc dự phòng hàng ngày, không bỏ khi thấy khỏe.
• Không lạm dụng thuốc cắt cơn – nếu dùng >2 lần/tuần, cần điều chỉnh thuốc dự phòng.
• Mang theo thuốc cắt cơn bên người trong các tình huống nguy cơ (gắng sức, lạnh, dị ứng…).
• Tái khám định kỳ để đánh giá kiểm soát hen và điều chỉnh thuốc.
 







Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 405
  • Khách viếng thăm: 389
  • Máy chủ tìm kiếm: 16
  • Hôm nay: 84040
  • Tháng hiện tại: 2375578
  • Tổng lượt truy cập: 115296235